Kịch bản thảm họa khi giá Bitcoin về 0

Bitcoin sụp đổ có thể khiến thị trường mất khoảng 2.000 tỷ USD, trong đó nhiều doanh nghiệp công nghệ và thanh toán sẽ hứng chịu tổn thất không nhỏ.

Đợt bùng nổ gần đây của tiền điện tử có thể được coi là một kỳ tích. Cách đây một năm chỉ có khoảng 6.000 loại tiền ảo được liệt kê trên CoinMarketCap. Con số này bây giờ là 11.145. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của tiền điện tử đã tăng từ 330 tỷ USD lên 1.600 tỷ USD, tương đương GDP danh nghĩa của Canada. Toàn bộ số tiền này đang nằm trong khoảng 100 triệu ví điện tử, gấp 3 lần con số hồi năm 2018.

Người nắm giữ tiền điện tử cũng mở rộng hơn. Các doanh nghiệp chiếm 63% lượng giao dịch trong thời gian qua, so với 10% hồi năm 2017.

bitcoin-9542-1628407826[1].jpg


Tuy nhiên, điều này không thể kiềm chế được những biến động dữ dội trong thị trường tiền ảo. Bitcoin đạt mức đỉnh 64.000 USD hồi tháng 4 trước khi lao dốc xuống còn 30.000 USD sau đó một tháng. Giá trị hiện tại của nó vào khoảng 40.000 USD sau khi chạm đáy 29.000 USD vào cuối tháng 7. Có quá nhiều yếu tố ngăn thị trường tiền ảo sụp đổ hoàn toàn, nhưng các chuyên gia vẫn đề ra kịch bản thảm họa khi giá Bitcoin tụt về 0, nhằm cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thế giới tiền ảo với thị trường truyền thống.

Tác động với thị trường tiền ảo

Một cuộc sụp đổ có thể bắt nguồn từ biến động trong hệ thống Bitcoin, như sự cố kỹ thuật hoặc một sàn giao dịch lớn bị tin tặc tấn công. Nó cũng có thể đến từ bên ngoài, như hoạt động trấn áp của các chính phủ.

Mohamed El-Erian, chuyên gia thuộc hãng bảo hiểm và quản lý tài sản Allianz, cho rằng các nhà đầu tư tiền ảo hiện nay được chia làm ba nhóm. Đầu tiên là "những người trung thành" vốn tin rằng Bitcoin sẽ thay thế tiền của các chính phủ, sau đó là "chiến lược gia" với niềm tin giá Bitcoin sẽ liên tục tăng khi có càng nhiều người đổ tiền vào, và cuối cùng là "những người chuyên đồn đoán" thích đánh cược với tiền ảo.

Cuộc sụp đổ có thể gây thất vọng nặng nề với nhóm đầu tiên, nhưng họ là những người sẽ không bán tháo Bitcoin, trong khi nhóm thứ ba sẽ lập tức rút khỏi thị trường khi thấy dấu hiệu bất ổn. Để ngăn hiệu ứng dây chuyền dẫn đến sụp đổ, nhóm thứ hai cần được thuyết phục bám trụ lại thị trường. Điều này sẽ không xảy ra nếu giá Bitcoin về mức 0.

Giá Bitcoin sụt giảm mạnh sẽ tạo ra lỗ hổng lớn trong nền kinh tế tiền ảo. Các thợ đào, vốn phải cạnh tranh để xác thực giao dịch và được trả công bằng những đồng Bitcoin mới, sẽ không có lý do để tiếp tục hoạt động, khiến quá trình xác thực và nguồn cung Bitcoin dừng lại hoàn toàn. Các nhà đầu tư cũng sẽ bán tháo nhiều loại tiền ảo khác để cắt lỗ.

"Những biến động gần đây cho thấy giá trị nhiều loại tiền ảo luôn theo sát Bitcoin", Philip Gradwell, nhà phân tích của công ty dữ liệu Chainalysis, nhận xét.

Hậu quả sẽ là sự biến mất của một khối tài sản khổng lồ. Những người nắm tiền ảo dài hạn sẽ hứng chịu ít lỗ so với khoản đầu tư ban đầu, trong khi thiệt hại nặng nhất là những người mua Bitcoin trong vòng chưa đầy một năm qua, khi mức giá trung bình vào khoảng 37.000 USD. Nhóm này sẽ gồm phần lớn doanh nghiệp đầu tư, trong đó có những quỹ đầu cơ và quỹ đầu tư của trường đại học.

Tài sản bị xóa sổ sẽ vượt xa giá trị vốn hóa thị trường của tiền ảo. Một cuộc sụp đổ sẽ xóa sạch những khoản đầu tư riêng trên sàn giao dịch với trị giá khoảng 37 tỷ USD, cũng như giá trị của các công ty tiền ảo được niêm yết với mức tổng khoảng 90 tỷ USD.

Ảnh hưởng đến thị trường truyền thống

Các tập đoàn chuyên về thanh toán như PayPal, Revolut và Visa cũng mất một lĩnh vực kinh doanh béo bở đang phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ về giá trị. Những doanh nghiệp ăn theo sự bùng nổ của tiền ảo, như nhà sản xuất chip đồ họa Nvidia cũng sẽ hứng thiệt hại. Khoảng 2.000 tỷ USD có thể biến mất trong đợt sóng sụp đổ đầu tiên của Bitcoin, nhiều hơn cả giá trị vốn hóa thị trường của Amazon.

bitcoin-farm-3-1888-1620211128-6885-1628407827[1].jpg


Hiệu ứng sụp đổi Bitcoin có thể lan sang nhiều lĩnh vực khác qua các kênh khác nhau, kể cả trong thị trường tiền ảo và truyền thống. Một trong số đó là các đồng stablecoin vốn được phát triển để bảo đảm trơn tru cho hệ thống giao dịch tiền ảo.

Stablecoin là những đồng tiền ảo được thiết kế để giảm biến động, trong đó giá của stablecoin gắn với một số tài sản cố định hoặc tiền pháp định có giá trị tương đối ổn định như USD và Euro. Các loại stablecoin, trong đó lớn nhất là Tether và USDT, hiện có tổng giá trị hơn 100 tỷ USD.

Stablecoin được bảo đảm bởi nhiều tài sản, nhưng phần lớn không được thế chấp bằng tiền mặt. Tether cho biết 50% giá trị của họ nằm ở thương phiếu, 12% là khoản vay được đảm bảo, 10% là trái phiếu công ty hoặc kim loại quý.

Sự sụp đổ của Bitcoin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến stablecoin, buộc các bên phát hành phải bán tháo tài sản để hồi vốn. "Tình trạng bán tháo lượng lớn tài sản có thể ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường tín dụng trong ngắn hạn", công ty xếp hạng Fitch cảnh báo hồi tháng 7. Giới chức Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đang theo dõi sát các rủi ro từ tiền ảo, trong đó đặc biệt chú ý đến stablecoin.

Nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến tiền ảo, nhưng không có nhiều bên đổ lượng lớn tài sản của họ vào thị trường, nên thiệt hại sẽ rộng khắp nhưng không quá nghiêm trọng. Các ngân hàng sẽ hoàn toàn miễn nhiễm với sự sụp đổ của thị trường Bitcoin.

Rất nhiều yếu tố sẽ phải cùng xảy ra để giá Bitcoin lao về mức 0 và tác động mạnh đến thị trường. Tuy nhiên, kịch bản thảm họa này cũng có thấy quy mô của tiền ảo, cũng như sức ảnh hưởng của nó đến thị trường truyền thống hiện nay.

Nguồn : vnexpress​
 

Announcements

Forum statistics

Threads
427,544
Messages
7,211,923
Members
179,802
Latest member
thanhhieu273

Most discussed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom