Mark Zuckerberg đang dấn thân vào chính trị

Từng tỏ ra thờ ơ, nay CEO Facebook lại trở thành nhà hoạt động chính trị sôi nổi dưới thời Donald Trump.

Trong hơn một thập kỷ xây dựng đế chế Facebook, Mark Zuckerberg luôn thể hiện sự thờ ơ với chính trị. Các cố vấn từ thuở sơ khai của công ty luôn cố gắng hướng vị giám đốc đến các nhà lập pháp D.C., nhưng theo nhiều nguồn tin thân cận, ông vui vẻ "nhường" chính trường cho người khác.

Nhưng đó là chuyện quá khứ. Giờ đây, Zuckerberg là một nhà hoạt động chính trị sôi nổi. Ông dùng bữa tối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, thường xuyên trò chuyện với cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner, tạo sức ép lên các nhà lập pháp và giới chức Mỹ về việc kiểm duyệt khắt khe các đối thủ như TikTok và Apple.

FB-1-9021-1603326816[1].jpg

Trong buổi điều trần đầu tiên của Zuckerberg trước Quốc hội Mỹ năm 2018, các nhà lập pháp chất vấn về biện pháp kiểm soát quyền riêng tư của công ty. Ảnh: AP.​

Những động thái chính trị mới của Zuckerberg thể hiện nỗ lực bảo vệ công ty trước một loạt áp lực, từ giám sát chống độc quyền ở cả hai bờ Đại Tây Dương cho đến cáo buộc vi phạm tính bảo mật hay tạo điều kiện lan truyền thuyết âm mưu và nạn tin giả. Facebook cũng đang phải đối mặt với mối đe dọa mới từ đối thủ TikTok của ByteDance. Trong bối cảnh đó, tạo dựng mối quan hệ với các chính trị gia, nhân vật công chúng và nhà hoạt động xã hội là bước đi quan trọng giúp Facebook duy trì vị thế mạng xã hội hàng đầu.

Ở cuộc bầu cử năm 2016, Zuckerberg "đẩy" hầu hết công việc liên quan cho cấp dưới. Còn hiện nay, vị giám đốc 36 tuổi này lại "qua lại" với các nhà tư tưởng bảo thủ, các nhóm dân quyền và trực tiếp tham gia thiết lập chính sách Facebook cho cuộc đua năm nay. Nhiều chính sách trong số đó, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quảng cáo chính trị và bài đăng của người dùng, đã gây nhiều tranh cãi, hứng chịu hàng loạt chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ, trong đó có Tổng thống Trump và ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, cũng như chỉ trích từ nội bộ công ty.

Những tranh cãi chính trị này dường như không gây cản trở đến sức tăng trưởng doanh thu nhanh chóng của công ty, từ con số chưa đến 28 tỷ USD năm 2016 lên đến hơn 70 tỷ USD năm ngoái.

Cựu phó thủ tướng Anh, ông Nick Clegg, được Zuckerberg thuê làm cố vấn truyền thông và chính sách toàn cầu 2 năm trước. Ông cho biết vị CEO "liên quan mật thiết" đến quyết định cấm quảng cáo chính trị trước thềm cuộc bầu cử.

Mark Zuckerberg từ chối bình luận.

Facebook nhuốm màu chính trị

Mới trong tháng này, Facebook thông báo ngưng tất cả quảng cáo chính trị sau khi các cuộc thăm dò kết thúc vào Ngày Bầu cử và hạn chế bài đăng theo dõi cuộc thăm dò "sử dụng ngôn ngữ quân sự hoặc thể hiện mục đích đe dọa, kiểm soát hoặc phô trương quyền lực". Tuần trước, Facebook cấm các bài đăng phủ nhận thảm họa diệt chủng Holocaust - đi ngược lại chính sách lâu đời của công ty - và tuyên bố sẽ chặn các quảng cáo cổ xúy phong trào chống sử dụng vắc-xin.

Sau đó, Facebook và Twitter đã hạn chế chia sẻ các bài báo của New York Post chứa các cáo buộc về Biden và con trai, mà chiến dịch của Biden đã phủ nhận. New York Post thuộc sở hữu của News Corp - công ty mẹ của nhà xuất bản Wall Street Journal, Dow Jones & Co. Tờ báo này phản hồi bằng một bài xã luận lên án hành động của Twitter và Facebook và cho rằng "không ai tranh luận về tính chân thực" trong bài viết của họ.

Theo nhiều cách, sự thay đổi của Zuckerberg cho thấy quá trình phát triển của Facebook từ một mạng xã hội của chàng sinh viên đại học tới một nhân tố chính yếu trong hệ thống chính trị Mỹ - đồng thời trở thành đối tượng bị tất cả các đảng phái chỉ trích.

Trong bốn năm qua, các phe phái đều giám sát gắt gao sức ảnh hưởng của gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội - Facebook, dẫn tới việc CEO của công ty phải nhạy bén hơn về chính trị. Trong quá khứ, phạm vi "phủ sóng" khổng lồ của Facebook cùng việc mạng xã hội này tập trung vào tự do ngôn luận đã đôi lần khiến Facebook trở thành kẻ truyền bá thông tin sai lệch, ngôn từ kích động thù địch, tuyên truyền khủng bố và các bài đăng khó kiểm soát khác.

FB-2-2436-1603326816.jpg

Giám đốc vận hành Facebook Sheryl Sandberg cũng có những lúc bất đồng cấp trên về việc kiểm duyệt nội dung chính trị. Ảnh: ZumaPress.​

Zuckerberg đã giải thích với đông đảo nhân viên của Facebook rằng cơ sở người dùng của họ bảo thủ hơn và giữ nguyên quyết định không xóa các bài đăng của Tổng thống Trump mà một số nhân viên cho là vi phạm quy tắc. Lập trường của Zuckerberg đã đẩy các đảng viên đảng Dân chủ và các nhà hoạt động dân quyền ra xa, đồng thời khiến nhiều nhân viên thất vọng, trong đó có Giám đốc vận hành Sheryl Sandberg.

Bà Sandberg cũng từ chối bình luận.

Tháng trước, quản lý chiến dịch của ông Biden đã gửi tới CEO Facebook một bức thư, gọi trang mạng xã hội này là "kẻ tuyên truyền thông tin sai lệch về quy trình bỏ phiếu hàng đầu quốc gia". Vị ứng cử viên đảng Dân chủ cho hay ông "chưa bao giờ hâm mộ Zuckerberg".

"Mọi phát ngôn ám chỉ Facebook thiên vị một đảng phái chính trị nào đó đều là sai sự thật", một phát ngôn viên của Facebook cho biết. Người đại diện phát ngôn cũng chia sẻ: "Mark Zuckerberg có niềm tin mãnh liệt rằng công ty có quy tắc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và chúng tôi áp dụng những quy tắc ấy một cách chí công vô tư. Ở cương vị CEO, một phần công việc của ông ấy là giải quyết các vấn đề chính sách, lắng nghe các nhà hoạch định chính sách của Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa, cũng như những tiếng nói khác".

Cả chiến dịch của Biden và Trump đều quảng cáo rầm rộ trên Facebook. Một nguồn tin thân cận hé lộ chiến dịch tranh cử của Trump nhìn nhận Zuckerberg là một người thực tế, hơn là trong vai trò giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty công nghệ lớn. Nhưng chính chiến dịch cũng đã chỉ trích gay gắt các chính sách của Facebook. Samantha Zager, phát ngôn viên trong chiến dịch tranh cử của Trump, cho biết: "Cũng như phần còn lại của 'mạng lưới mafia' ở Thung lũng Silicon, Facebook đang lầm tưởng mình là người phán xử sự thật và đóng vai trò quyết định trong cuộc bầu cử".

Theo Trung tâm Phản ứng Chính trị (Center for Responsive Politics), Zuckerberg, nhân vật "có giá" hơn 90 tỷ USD, đã đóng góp cho nhiều hoạt động và ứng cử viên của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa. Nhưng một số người thân cận với vị CEO nhận xét: Zuckerberg chỉ thuộc về một đảng duy nhất - đó là Facebook. Suốt những năm qua, ông ấy luôn kiên định với niềm tin tự do ngôn luận là điều tối quan trọng và Facebook tác động tích cực đến thế giới.

Nhận thức chính trị ngày càng tăng của Zuckerberg định hình những cống hiến cá nhân của ông.

Zuckerberg và vợ đã quyên góp 400 triệu USD từ quỹ cá nhân cho các tổ chức phi lợi nhuận để tài trợ chi phí bầu cử của chính quyền địa phương, như thuê nhân viên thăm dò ý kiến, cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân và chia sẻ thông tin chính xác về Ngày bầu cử. Phe bảo thủ đang cố gắng ngăn việc sử dụng quỹ tư nhân đó cho chi phí công, còn phe tự do chỉ trích nỗ lực này là đạo đức giả sau một vài sự kiện Facebook cho phép người dùng đăng thông tin sai lệch - theo quan điểm của họ - về bầu cử và bỏ phiếu.

Zuckerberg đã công khai thừa nhận bản thân đang học hỏi, sẵn sàng tự kiểm điểm và mong muốn tìm hiểu những quan điểm khác. Vào năm 2017, ông hoàn thành chuyến đi khắp 30 tiểu bang để lắng nghe ý kiến của nhân viên và người dùng Facebook - chuyến đi đường dài mang đặc trưng một chiến dịch chính trị. Tháng 4/2018, ông lần đầu điều trần trước Quốc hội để trả lời câu hỏi về những biện pháp kiểm soát tính bảo mật dữ liệu của Facebook. Năm 2019, ông tổ chức một loạt hội thảo với các học giả và giám đốc điều hành khác về vai trò của công nghệ trong xã hội.

Phía sau hậu trường, Zuckerberg tập trung đảm bảo Facebook sẽ không bị coi là thiên vị, một phần bằng cách nhấn mạnh Facebook củng cố tự do ngôn luận. Một số quan chức đảng Dân chủ, lo ngại thông tin sai lệch sẽ làm ảnh hưởng diễn ngôn chính trị, cho rằng vị CEO ngày càng "sùng bái' phe bảo thủ - những người phản đối việc đặt ra giới hạn thể hiện quan điểm trên mạng xã hội. Ông bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách và tham gia sâu hơn vào các quyết định về nội dung gây tranh cãi trên Facebook, bao gồm cả việc xóa mọi tài sản của người dẫn chương trình cực hữu Alex Jones khỏi nền tảng này. Clegg cho biết Zuckerberg thường can thiệp vào những tình huống mà chính sách của Facebook chưa rõ ràng, nhưng sẽ để việc thực thi cho cấp dưới đảm nhiệm.

Gần đây, ông đã gây dựng mối quan hệ với những người thuộc phe bảo thủ nổi tiếng nhờ sự giúp đỡ của Peter Thiel - thành viên hội đồng quản trị lâu năm, đồng thời là một người ủng hộ Trump và Joel Kaplan - Phó Chủ tịch chính sách toàn cầu của Facebook, cựu phó chánh văn phòng của George W. Bush.

Zuckerberg vẫn giữ mối quan hệ cởi mở với Kushner, con rể và cũng là cố vấn cấp cao của tổng thống Trump. Thỉnh thoảng hai người có thảo luận về các chính sách của Facebook qua WhatsApp. Năm nay, vị CEO cũng đã có cuộc trò chuyện với ông Kushner và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin về sự hiện diện của TikTok tại Mỹ. Trong bối cảnh nhiều nền tảng công nghệ công bố các chính sách nội dung chính trị mới trong năm qua, ông Kushner đã tranh luận với Zuckerberg rằng một vài động thái trong số đó có thể gây tổn hại đến chiến dịch của cả hai đảng.

Zuckerberg cũng đã củng cố mối quan hệ với các nhà xuất bản cánh hữu để thúc đẩy sự tương tác trên nền tảng, bao gồm Ben Shapiro - đồng sáng lập Daily Wire và thuộc phe ủng hộ Trump. Trang tin tức bảo thủ này đã nhiều lần bị Facebook gắn cờ vì chia sẻ thông tin sai trái và xuyên tạc. Nhưng theo CrowdTangle, một công cụ phân tích thuộc sở hữu của Facebook, đây là một trong những trang phổ biến nhất trên nền tảng này xét về tương tác của người dùng. Zuckerberg đã mời Shapiro đến nhà ăn tối hồi năm ngoái. Dù không phải là bạn, đôi khi họ vẫn thảo luận với nhau về các chủ đề chính trị và triết học và thường xuyên bất đồng quan điểm.

Zuckerberg cũng đã bắt đầu gặp gỡ các nhóm cấp tiến. Lãnh đạo của các nhóm này lập luận nếu anh đang phát triển mối quan hệ cá nhân với những người bảo thủ như Shapiro thì cũng nên lắng nghe câu chuyện từ phía bên kia. Những cuộc trò chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.

Zuckerberg cũng đang hướng tới một khóa học chính trị an toàn tại Chan Zuckerberg Initiative, tổ chức từ thiện và đầu tư do hai vợ chồng ông đồng giám sát.

Tại Facebook, việc Zuckerberg tham gia sâu hơn về chính trị đã làm thay đổi vị thế giữa ông và Sandberg, vị "phó tướng" lâu năm của ông, đồng thời là người ủng hộ ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016.

Bà Sandberg chia sẻ với một số đồng nghiệp và cộng sự rằng bà không đồng ý với một số quyết định về nội dung chính trị, bao gồm động thái không gỡ bỏ video đã bị chỉnh sửa về Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào mùa xuân năm ngoái.

Sandberg ủng hộ việc xóa video nhưng Zuckerberg tin rằng hạn chế sự xuất hiện của video trên nền tảng sẽ là bước đi hay hơn. Tại một sự kiện do Facebook tài trợ hồi năm ngoái, Sandberg cho biết mình và Zuckerberg "luôn luôn bất đồng quan điểm, nhưng chúng tôi thẳng thắn nói ra và ủng hộ lẫn nhau".

FB-3-7819-1603326816.jpg

Zuckerberg với đại biểu Maxine Waters (D-Calif.) sau phiên điều trần của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Một số đồng nghiệp của Sandberg chứng kiến bà nhấn mạnh sự thay đổi cán cân quyền lực giữa hai giám đốc điều hành - những người lâu nay được đánh giá gần như ngang nhau bởi cả nhân viên trong công ty và người ngoài. Theo những người này, đôi khi Sandberg có nói: "Tôi làm vì niềm vui của Mark và hội đồng quản trị".

Nguồn : vnexpress
 

Announcements

Forum statistics

Threads
427,535
Messages
7,211,798
Members
179,798
Latest member
inhopquac

Most discussed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom