Bitcoin tăng giá khiến cộng đồng "thợ đào" Việt Nam sôi động, trong đó nhiều người chọn khai thác Ethereum làm kênh đầu tư mới.
Đầu tháng 9, doanh số bán "trâu cày" tiền số của một số cửa hàng điện tử tăng trưởng mạnh. Quang Thuần, chủ một hệ thống chuyên cung cấp máy đào tại TP HCM, cho biết khách hàng đợt này chủ yếu "lập trại" với quy mô lớn nên doanh số bán hàng cao gấp 2 - 3 lần cùng kỳ tháng trước.
Trước đó vài tháng, thị trường ảm đạm do giá tiền mã hoá đồng loạt giảm. Tới nửa cuối tháng 8, giá Bitcoin tiến gần đến mốc 50.000 USD, khiến hoạt động khai thác trở nên sôi động. Theo Lê Hùng, quản lý một cộng đồng gần 80.000 thành viên về khai thác tiền số, có hai nguyên nhân khiến thị trường ấm trở lại. "Một là Bitcoin, Ethereum và các đồng khác đồng loạt tăng giá, thợ đào bắt đầu có lời. Hai là dịch bệnh kéo dài, các kênh đầu tư bị thu hẹp, nhiều người chọn đào coin làm kênh đầu tư mới", anh nhận định.
Các dàn máy bán chạy trên thị trường hiện chủ yếu dùng để khai thác Ethereum. So với Bitcoin, việc đào Ethereum được đánh giá là nhanh thu về lợi nhuận hơn, cũng ít biến động hơn nên được "thợ đào" Việt Nam ưa chuộng.
Thị trường buôn bán "trâu cày" Việt Nam sôi động trở lại do giá Bitcoin tăng.
Ngọc Văn (Đồng Nai) vừa lập một trang trại đào Ethereum mới cho biết: "Tôi đã theo dõi thị trường từ đầu năm, sau nhiều lần tham khảo, tư vấn ý kiến của bạn bè, tôi quyết định lập trang trại gần ba tỷ. Tất cả là máy mới, hoạt động ổn định. Hiện còn quá sớm để nói trước nhưng tôi hy vọng có thể thu hồi vốn trong vòng nửa năm".
Người dùng có thể mua card đồ hoạ, tự lập dàn như mong muốn, hoặc mua cả bộ được lắp ráp sẵn. Ngoài ra, thị trường cũng xuất hiện một số máy đào chuyên dụng của Trung Quốc.
Chủ một cửa hàng cung ứng máy đào tiền số tại quận 10, TP HCM cho biết: "Những máy chuyên dụng này được nhập về hồi tháng 6 khi thợ đào Bitcoin tháo chạy khỏi Trung Quốc. Một số máy mang về Việt Nam được dọn dẹp lại và bán ra thị trường. Giá trung bình mỗi máy khoảng 30 triệu đồng tuỳ tuổi thọ, chất lượng mà có thể chênh lệch 2 - 5 triệu đồng". Lượng máy này không chiếm doanh số lớn vì nguồn hàng về không nhiều. Người mua cũng chủ yếu là thợ đào lâu năm, có kinh nghiệm kiểm tra kỹ về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Số lượng "trâu cày" được tiêu thụ nhiều nhất giai đoạn này là các dàn máy 6 - 8 chân, dùng card đồ hoạ của AMD hoặc Nvidia. Mỗi bộ có giá 80 - 100 triệu đồng tuỳ cấu hình. Ngọc Văn cho biết, giá cũng thay đổi từng ngày. So với giữa tháng 8, mỗi dàn "trâu cày" anh vừa lắp đặt đã đắt hơn khoảng 5 triệu đồng.
Theo các đơn vị cung ứng, thị trường mua bán cuối tháng 8 có khác biệt so với hồi tháng 2 và tháng 5. "Thị trường cũng có các giai đoạn hoạt động sôi nổi sau thời gian trầm lắng. Tuy nhiên lúc đó, đa số là thợ đào lẻ giao dịch. Lần này, thị trường ấm lên nhờ giới đầu tư lớn, mỗi hợp đồng trị giá hàng tỷ đồng. Chỉ một phần thị trường là thợ đào cũ muốn nâng cấp máy của mình. Những người này chủ yếu giao dịch trên các hội nhóm. Hợp đồng lớn diễn ra nhiều hơn ngoài đời thực, tại các cửa hàng chuyên dụng", Hoàng Tuấn, chủ một hệ thống tin học lớn tại TP HCM, nói.
Đầu tháng 9, doanh số bán "trâu cày" tiền số của một số cửa hàng điện tử tăng trưởng mạnh. Quang Thuần, chủ một hệ thống chuyên cung cấp máy đào tại TP HCM, cho biết khách hàng đợt này chủ yếu "lập trại" với quy mô lớn nên doanh số bán hàng cao gấp 2 - 3 lần cùng kỳ tháng trước.
Trước đó vài tháng, thị trường ảm đạm do giá tiền mã hoá đồng loạt giảm. Tới nửa cuối tháng 8, giá Bitcoin tiến gần đến mốc 50.000 USD, khiến hoạt động khai thác trở nên sôi động. Theo Lê Hùng, quản lý một cộng đồng gần 80.000 thành viên về khai thác tiền số, có hai nguyên nhân khiến thị trường ấm trở lại. "Một là Bitcoin, Ethereum và các đồng khác đồng loạt tăng giá, thợ đào bắt đầu có lời. Hai là dịch bệnh kéo dài, các kênh đầu tư bị thu hẹp, nhiều người chọn đào coin làm kênh đầu tư mới", anh nhận định.
Các dàn máy bán chạy trên thị trường hiện chủ yếu dùng để khai thác Ethereum. So với Bitcoin, việc đào Ethereum được đánh giá là nhanh thu về lợi nhuận hơn, cũng ít biến động hơn nên được "thợ đào" Việt Nam ưa chuộng.
Thị trường buôn bán "trâu cày" Việt Nam sôi động trở lại do giá Bitcoin tăng.
Ngọc Văn (Đồng Nai) vừa lập một trang trại đào Ethereum mới cho biết: "Tôi đã theo dõi thị trường từ đầu năm, sau nhiều lần tham khảo, tư vấn ý kiến của bạn bè, tôi quyết định lập trang trại gần ba tỷ. Tất cả là máy mới, hoạt động ổn định. Hiện còn quá sớm để nói trước nhưng tôi hy vọng có thể thu hồi vốn trong vòng nửa năm".
Người dùng có thể mua card đồ hoạ, tự lập dàn như mong muốn, hoặc mua cả bộ được lắp ráp sẵn. Ngoài ra, thị trường cũng xuất hiện một số máy đào chuyên dụng của Trung Quốc.
Chủ một cửa hàng cung ứng máy đào tiền số tại quận 10, TP HCM cho biết: "Những máy chuyên dụng này được nhập về hồi tháng 6 khi thợ đào Bitcoin tháo chạy khỏi Trung Quốc. Một số máy mang về Việt Nam được dọn dẹp lại và bán ra thị trường. Giá trung bình mỗi máy khoảng 30 triệu đồng tuỳ tuổi thọ, chất lượng mà có thể chênh lệch 2 - 5 triệu đồng". Lượng máy này không chiếm doanh số lớn vì nguồn hàng về không nhiều. Người mua cũng chủ yếu là thợ đào lâu năm, có kinh nghiệm kiểm tra kỹ về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Số lượng "trâu cày" được tiêu thụ nhiều nhất giai đoạn này là các dàn máy 6 - 8 chân, dùng card đồ hoạ của AMD hoặc Nvidia. Mỗi bộ có giá 80 - 100 triệu đồng tuỳ cấu hình. Ngọc Văn cho biết, giá cũng thay đổi từng ngày. So với giữa tháng 8, mỗi dàn "trâu cày" anh vừa lắp đặt đã đắt hơn khoảng 5 triệu đồng.
Theo các đơn vị cung ứng, thị trường mua bán cuối tháng 8 có khác biệt so với hồi tháng 2 và tháng 5. "Thị trường cũng có các giai đoạn hoạt động sôi nổi sau thời gian trầm lắng. Tuy nhiên lúc đó, đa số là thợ đào lẻ giao dịch. Lần này, thị trường ấm lên nhờ giới đầu tư lớn, mỗi hợp đồng trị giá hàng tỷ đồng. Chỉ một phần thị trường là thợ đào cũ muốn nâng cấp máy của mình. Những người này chủ yếu giao dịch trên các hội nhóm. Hợp đồng lớn diễn ra nhiều hơn ngoài đời thực, tại các cửa hàng chuyên dụng", Hoàng Tuấn, chủ một hệ thống tin học lớn tại TP HCM, nói.
Nguồn : vnexpress